Thi công điện nước

Một trong các khâu tối quan trọng trong xây dựng văn phòng, nhà ở và các công trình khác đó đó thiết kế và thi công điện nước. Cùng Xây dựng Tiến Đạt tìm hiểu về kỹ thuật thi công và những kiến thức ai cũng cần nắm vững.

Kỹ thuật thi công điện nước

 

Thiết kế và thực hiện kỹ thuật thi công điện nước là một trong những khâu quan trọng bậc nhất trong xây dựng văn phòng, nhà ở và các công trình khác.  

Công tác thi công điện nước muốn đạt hiệu quả tốt cả về mức độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ thì các yếu tố cần thiết là phải có bản vẽ kỹ thuật thiết kế, bố trí thi công hệ thống điện phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn hệ thống. 

 

Để đảm được yếu tố này, trước hết bạn cần chú ý trong việc lựa chọn các đơn vị thi công và thiết kế văn phòng, nhà ở... chuyên nghiệp, uy tín, đội ngũ kiến trúc sư trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn , đảm bảo bản vẽ kỹ thuật, bố trí và thi công điện nước chuẩn, chính xác. Cùng đội thợ thi công có chuyên môn và tay nghề cao để tránh những rủi ro không đáng có khi thi công điện nước. 

Khi đã có đội thợ thi công điện nước giỏi và có bản thiết kế sẽ tối ưu được các công đoạn thi công, khắc phục triệt để mọi nhược điểm và đây cũng chính là sơ đồ để căn cứ sau này cần sửa chữa điện và nâng cấp. Khi đó hệ thống điện nước vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm.

 

Phần kỹ thuật điện nước có liên quan nhiều hạng mục khác như kết cấu, kiến trúc, nội thất, ... việc có bản vẽ thiết kế giúp phối hợp với các bộ phận khác trong tổng thể công trình một cách thuận lợi.

Sau khi chuẩn bị chi tiết và đầy đủ các điều kiện, chúng ta bắt tay tiến hành thi công điện nước, trong quá trình thực hiện bạn cần chú ý những điểm sau: 

  • Không nên đi dây trực tiếp âm tường, khi khắc phục sự cố sẽ rất phức tạp. Phải lắp đặt ống luồn dây điện
  • Đối với những vị trí có từ 3 ống luồn dây trở lên thì phải đóng lưới thép chu đáo trước khi thi công trát tường
  • Những mối nối dây phải nối tại hộp đèn, tủ điện, hộp ổ cắm và hộp công tắc, hoặc tại các vị trí phải dùng đế âm ổ điện bổ làm hộp nối dây điện, không được nối dây trong ống, nối buộc cẩn thận đúng kỹ thuật và được quấn chu đáo bằng băng dính đen chuyên dụng, vì các sự cố thường bắt nguồn từ các vị trí nối, khi đó khắc phục sẽ nhanh gọn và chi phí thấp.
  • Trước khi lắp đặt điện, kiểm tra dây xem có thông mạch, có bị  chập trong quá trình kéo dây không, độ rò rỉ dòng điện ...
  • Khi lắp đặt xong các thiết bị vào tủ điện, tiến hành kiểm tra độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, đảm bảo an toàn thiết bị điện.

Các bước trong quy trình thi công điện dân dụng

Chúng ta cùng tìm hiểu quy trình và biện pháp thi công hệ thống cơ điện cho văn phòng, gia đình trước.  Ở phần này, chúng ta sẽ đi sâu và  tập trung vào phần thi công mảng điện và nước. Trong phần  điện, tổ thi công sẽ tiến hành từng bước thứ tự như sau:

  • Lắp đặt các đường ống bảo vệ: cho phần dây cáp điện âm tường, đường ống ngầm chạy dưới lòng đất, máng cáp trunking, thang cáp (tray cable, ladder cable…), các ống điện nổi…
  • Lắp đặt cáp điện: trực tiếp vào hệ thống đường ống nói trên.
  • Lắp đặt tủ điện, bảng điện: thường là tủ điện, bảng điện tổng dẫn vào từng tầng và từng phòng.
  • Lắp đặt các thiết bị điện: các loại thiết bị điện và máy móc dùng điện như công tắc đèn, ổ cắm điện, các vật dụng điện tử như tivi, quạt trần, bếp từ, máy rửa bát, quạt trần đẹp, hệ thống đèn chiều sáng…
  • Thực hiện công tác đấu nối: kiểm tra, nghiệm thu các mối nối, đấu nối điện, thử nghiệm và kiểm tra khả năng vận hành.